Xuất khẩu xì gà Cuba tăng mạnh
Ngày 9.3, UBND TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết vừa ban hành văn bản phê bình ông Phan Anh Tú, Chủ tịch UBND xã Lộc Nga, do chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ đầu tư công trên địa bàn xã.Trước đó, cuối năm 2024, lãnh đạo UBND TP.Bảo Lộc nhiều lần đi kiểm tra thực tế các dự án đầu tư công trên địa bàn thành phố nói chung và xã Lộc Nga nói riêng. Tiếp đó, đầu tháng 3.2025, lãnh đạo UBND TP.Bảo Lộc đến xã Lộc Nga kiểm tra thực tế việc triển khai thực hiện các công trình, dự án giao thông đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn. Qua kiểm tra cho thấy, các công trình, dự án do UBND xã Lộc Nga làm chủ đầu tư triển khai thực hiện rất chậm, không đảm bảo tiến độ đề ra.Việc chậm trễ này đã làm ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, đời sống, sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong thời gian dài. Cụ thể, dự án cải tạo, nâng cấp đường Lạc Long Quân trong tình trạng nham nhỡ khiến việc lưu thông qua lại của người dân gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông; làm ảnh hưởng đến nhà cửa của người dân trong thời gian dài, nhưng chậm khắc phục khiến người dân bức xúc.Điều này cũng ảnh hưởng tiến độ giải ngân của UBND TP.Bảo Lộc. Theo đó, trách nhiệm trên thuộc về tập thể lãnh đạo UBND xã Lộc Nga mà người đứng đầu là Chủ tịch UBND xã này.Trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh rà soát kết quả thực hiện, giải ngân của các công trình, dự án được giao vốn kế hoạch năm 2024 do mình quản lý. Từ đó, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến việc triển khai thực hiện, thanh toán giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 chậm tiến độ.Tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các địa phương nâng cao tinh thần trách nhiệm trong triển khai nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công của năm 2025 ngay từ những tháng đầu năm, để đảm bảo hoàn thành mục tiêu giải ngân của năm 2025 và của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025.Game Quốc chiến phiên bản mới, được đón nhận thế nào?
Ngày 16.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau đã có kết luận kiểm tra việc thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) tại Công ty TNHH Dược phẩm TVT - Phòng khám đa khoa Sài Gòn (gọi tắt là Phòng khám Sài Gòn, đặt tại TT.Trần Văn Thời, H.Trần Văn Thời, Cà Mau). Thời kỳ kiểm tra từ tháng 2.2023 đến ngày 30.6.2024.Trong năm 2023, BHXH tỉnh Cà Mau dự kiến chi 18,196 tỉ đồng cho KCB BHYT tại phòng khám này. Tuy nhiên, Phòng khám Sài Gòn đã thực hiện KCB ngoại trú cho 99.715 lượt bệnh nhân, tổng chi phí đề nghị thanh toán hơn 25,498 tỉ đồng, vượt dự kiến chi 7,229 tỉ đồng. Chi phí bình quân mỗi lượt điều trị là 255.709 đồng. Phòng khám đã được tạm ứng 16,949 tỉ đồng.Trong 6 tháng đầu năm 2024, phòng khám tiếp tục KCB ngoại trú cho 69.176 lượt bệnh nhân, tổng chi phí đề nghị thanh toán 18,270 tỉ đồng, chi phí bình quân mỗi lượt điều trị là 264.117 đồng. BHXH H.Trần Văn Thời đã tạm ứng và cấp chuyển kinh phí KCB BHYT 17,179 tỉ đồng, trong đó thanh toán quý 2/2023 là 3,575 tỉ đồng và tạm ứng quý 1/2024, quý 2/2024 là 13,064 tỉ đồng.Đoàn kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng. Cụ thể, chọn ngẫu nhiên 6 trường hợp bệnh thuộc danh mục bệnh điều trị dài ngày/mãn tính trong năm 2023, nhưng phòng khám không có lập hồ sơ bệnh án giấy hoặc bệnh án điện tử theo quy định dù các bệnh nhân này khám bệnh thấp nhất là 31 lần/năm, cao là 42 lần/ năm, vi phạm Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Đặc biệt, nhiều bác sĩ không làm việc nhưng vẫn có phát sinh y lệnh, như bác sĩ N.C.N. (4 ngày), D.T.H. (6 ngày), T.T.L. (3 ngày), T.V.H. và H.L.T.N. (2 ngày).Ngoài ra, bác sĩ T.M.T ký hợp đồng lao động với Phòng khám Sài Gòn, có đăng ký làm việc trên cổng thông tin Sở Y tế tỉnh Cà Mau, nhưng lại tham gia BHXH tại Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam (TP.HCM). Một số bác sĩ như L.T.B., N.T.T.H. và L.T.N. chưa được đăng ký hành nghề trên cổng thông tin Sở Y tế Cà Mau. Trường hợp bà N.T.T.H. không có tên trong danh sách người hành nghề tại phòng khám đăng ký trên cổng thông tin Sở Y tế tỉnh Cà Mau, nhưng vẫn có chấm công làm việc, đồng thời tham gia BHXH tự nguyện tại Mỏ Cày Bắc (Bến Tre).Đoàn kiểm tra cũng phát hiện phòng khám thanh toán chi phí KCB BHYT không đúng quy định với tổng số tiền 106 triệu đồng. Một số dịch vụ kỹ thuật như điện châm, cấy chỉ điều trị đau lưng, mất ngủ, và các hội chứng vai gáy chưa được Sở Y tế tỉnh Cà Mau phê duyệt nhưng vẫn được thanh toán BHYT. Nhiều trường hợp khâu vết thương phần mềm không có hồ sơ ngoại trú, không mở sổ theo dõi, không vẽ lượt đồ hoặc mô tả độ nông sâu của vết thương.Trước những sai phạm trên, BHXH tỉnh Cà Mau yêu cầu Phòng khám Sài Gòn và BHXH H.Trần Văn Thời rà soát, khắc phục sai sót, đồng thời báo cáo kết quả xử lý để đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật.
Tết đến cảnh giác với sự nguy hiểm của bình gas mini
Chiều 4.2, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, cùng ngày, lực lượng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa và Công an H.Thọ Xuân đã bắt được nghi phạm Nguyễn Phúc Quang (32 tuổi, ngụ xã Xuân Giang, H.Thọ Xuân), để điều tra về hành vi giết người.Thời điểm bị bắt, nghi phạm Nguyễn Phúc Quang đang lẩn trốn trên địa bàn thôn 15, xã Xuân Sinh, giáp ranh với xã Xuân Giang (H.Thọ Xuân).Theo điều tra ban đầu của cơ quan công an, khoảng 5 giờ 30 ngày 4.2, Nguyễn Phúc Quang đã bế con trai là cháu N.P.Q.D (4 tuổi) từ trong nhà ra khu vực bờ ao của gia đình và ra tay sát hại. Sau khi gây án, Quang bỏ trốn khỏi hiện trường.Nhận được tin báo, Công an tỉnh Thanh Hóa đã huy động lực lượng của Phòng Cảnh sát hình sự và Công an H.Thọ Xuân tổ chức truy tìm nghi phạm. Vụ án đang được Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục điều tra, làm rõ.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong căn nhà ấm áp trên mặt tiền đường Thoại Ngọc Hầu (Q.Tân Phú, TP.HCM), người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ vẫn miệt mài bên xe nước mía phía trước.Xe nước mía của ông Huseyin được nhiều người biết tới từ những ngày mới mở bán hồi tháng 10.2024, khi hình ảnh một "ông chú" người Thổ Nhĩ Kỳ vui vẻ, nhiệt tình bán món đồ uống Việt Nam quen thuộc lan tỏa khắp mạng xã hội.Phía trước xe có dán dòng chữ: "Tôi là người Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi bán các loại nước. Tôi không biết tiếng Việt, mong cả nhà ủng hộ cho tôi. Cảm ơn!". Chính sự ủng hộ của khách đã khiến việc buôn bán của người đàn ông ngoại quốc ngày càng thuận lợi hơn."Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ được biết tới nhiều ở TP.HCM, nhiều người cũng nghĩ là người Thổ Nhĩ Kỳ như tôi thì nên bán món này mới đúng. Nhưng tôi không thích buôn bán các món mặn, tôi thích bán các loại nước này hơn. Trước khi bán, tôi cũng đã dành thời gian để học cách pha chế", ông chia sẻ.Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2017, ông Huseyin đang làm công nhân xây dựng ở TP.Tunceli vô tình quen biết bà Nguyễn Thị Chung (48 tuổi, ngụ TP.HCM) qua mạng xã hội.Sau thời gian dài nhắn tin, tìm hiểu, vì tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn và tính cách nên năm 2019 ông quyết định đến TP.HCM gặp gỡ. Sau đó không lâu, họ kết hôn và ông quyết định sống ở Việt Nam.Năm nay là năm thứ 5 người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ đón tết ở Việt Nam bởi từ lúc chuyển đến TP.HCM sinh sống, làm việc, ông chưa có dịp về nước. Ngày trước, ông phụ bà Chung công việc kinh doanh, tuy nhiên những tháng gần đây ông quyết định kinh doanh riêng bằng xe nước nho nhỏ với sự hỗ trợ nhiệt tình từ vợ.Nhiều năm sống cùng nhau, người vợ nói rằng điều bà quý nhất trong tính cách của ông chính là sự hiền lành, chăm chỉ, sống tình cảm. Sự khác biệt về ngôn ngữ không ảnh hưởng tới cuộc sống của vợ chồng bởi họ luôn thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông cho nhau.Ngược lại, với người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ, vợ là một người chu đáo, biết quan tâm, chăm sóc cho chồng. Nhờ có tình yêu thương và sự hỗ trợ từ vợ, cuộc sống ở Việt Nam với ông không quá khó khăn để thích nghi.Bà Chung cho biết cái tết ấn tượng nhất có lẽ là tết đầu tiên của bà và chồng ở Việt Nam. Thời điểm đó, ông Huseyin vô cùng phấn khích trải nghiệm những hoạt động đón tết ở TP.HCM. "Những ngày giáp tết, vợ chồng tôi đi chợ tết mua sắm. Sau pháo hoa giao thừa, ông ấy chở tôi đi chùa ở gần nhà cũ ở Q.8. Những ngày trong tết, 2 vợ chồng đi dạo đường hoa, đi du xuân. Lúc đó nhà có mua pháo giấy để bắn, ông ấy rất thích loại pháo này, thấy pháo bắn ra là cười tươi lắm", người vợ háo hức kể. Có năm, người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ theo vợ về quê nhà Quảng Ngãi ăn tết. Ông cho biết lần đầu về quê vợ, mọi người tò mò vây quanh, hỏi thăm khiến ông vừa bất ngờ, vừa vui. Ông dành những phong bao lì xì cho các cháu trong gia đình theo đúng phong tục truyền thống.Với ông Huseyin, đón tết ở Việt Nam là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất, khác hoàn toàn so với đất nước của ông. Mỗi năm đón tết trôi qua, ông lại càng thích, càng yêu thêm tết, văn hóa Việt Nam và muốn sống ở đất nước này mãi mãi."Năm nay, vợ chồng tôi dự định sẽ tiếp tục đón tết ở TP.HCM. Cũng như mọi năm, vợ chồng tôi vẫn sẽ cùng nhau đi chùa, đi chợ tết. Dự định những ngày gần tết, vợ chồng tôi cũng ghé chợ hoa thăm một người quen bán hoa ở Q.8, anh cũng phụ chị bán hoa vì năm ngoái anh bán cũng… đông khách", bà Chung cười kể lại.2 vợ chồng đã dành những lời chúc năm mới đặc biệt cho quý bạn đọc Báo Thanh Niên với mọi điều tốt đẹp nhất. Họ hy vọng mỗi năm trôi qua, họ lại đồng hành cùng nhau, hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng và tiếp tục đón tết Việt Nam.
Tuyển sinh lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa: Bài khảo sát gồm nội dung gì?
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".